Thư pháp chữ Quốc ngữ Thư pháp Việt Nam

Các font chữ VNI của thư pháp chữ Quốc ngữMột câu đối Tết bằng chữ Quốc ngữ, viết theo lối thư pháp, tại Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2009:
Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
("Năm mới hạnh phúc bình an tới
Ngày xuân vinh hoa phú quý về")

Thư pháp chữ Quốc ngữ là một phân môn của nghệ thuật thư pháp Việt Nam, xuất hiện từ thập niên 1930, giai đoạn chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) bắt đầu phổ biến hơn chữ Hánchữ Nôm ở Việt Nam trong thời kỳ đô hộ của Thực dân Pháp. Những người đam mê và theo đuổi học tập, nghiên cứu phân môn nghệ thuật này tôn ông Đông Hồ Lâm Tấn Phác làm "Ông tổ" của thư pháp chữ Quốc ngữ. Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm Bính Ngọ 1906, tại làng Mỹ Đức tỉnh Hà Tiên. Đông Hồ là một người có bàn tay tài hoa, vốn yêu thích viết chữ đẹp và nghệ thuật thư pháp và là người đầu tiên có ý tưởng dùng cọ lông và mực nghiên viết chữ Quốc ngữ. Vì thế ông được tôn là tổ sư của thư pháp chữ Quốc ngữ. Ông mất ngay khi đang đọc thơ trên bục giảng vào ngày 25/03/1969 nhằm năm Kỷ Dậu.

Bắt đầu là nhà thơ Đông Hồ viết thư pháp với bút sắt, sau này có nhà thư pháp Nhất Linh viết một số bức in trên tạp chí nhưng chưa thành phong trào. Mãi đến sau này, nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh khơi mào cho phong trào viết thư pháp Quốc ngữ bằng bút lông. Câu lạc bộ Thư pháp ban đầu chỉ có nhà thư pháp Nguyễn Đình và nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh viết thư pháp Quốc ngữ.

Vào những năm cuối của thế kỷ 20, phong trào thư pháp chữ Quốc ngữ bùng nổ, điển hình là các câu lạc bộ thư pháp được thành lập rộng khắp các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, như Câu lạc bộ yêu thích chữ Việt (Q.1), Câu lạc bộ Thư họa Giác Ngộ (Báo Giác Ngộ - Q.3), v.v. Từ đầu thế kỷ 21 lan ra Bắc và phát triển trên toàn quốc. Có nhiều tác phẩm kích thước lớn như cuốn thư pháp kỷ lục Truyện Kiều dài 300, được thực hiện nhân dịp Festival Huế 2002 và cuốn thư pháp gỗ về Tuyên ngôn Độc lập nặng 400 kg của Trịnh Tuấn, cuốn thư pháp thơ Lục Vân Tiên dài 120 m của ông Vĩnh Thọ.[cần dẫn nguồn]

Hình thức

Trong thư pháp chữ Quốc ngữ hiện nay có 5 kiểu chữ chính:

  • Chữ Chân Phương (còn gọi là Chân Tự): là cách viết rõ ràng dễ đọc, gần giống chữ viết bình thường.
  • Chữ Cách Điệu (còn gọi là Biến Tự): là cách viết biến đổi từ chữ Chân Phương, nhưng các chữ cái hơi được biến dạng một chút để tạo lối viết riêng của từng người.
  • Chữ Cá Biệt (còn gọi là Cuồng Thảo): là lối viết mà người phóng bút "nhiếp tâm" giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết này thể hiện cá tính của người viết. Nhìn vào kiểu chữ này, người xem dễ nhận ra tác giả mà không cần phải xem chữ ký. Kiểu chữ này thường được viết liền mạch trong một nét nên khó đọc.
  • Chữ Mô Phỏng là lối viết dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Chẳng hạn có người viết chữ Quốc ngữ nhưng nhìn qua trông ngỡ chữ Ả Rập, chữ Miên,...
  • Chữ Mộc Bản là kiểu chữ giống như chữ khắc trên mộc hoặc như kiểu thợ sắp chữ của nhà in mà khi viết thì theo một phương pháp đảo lộn, khi xem phải dùng gương phản chiếu. Khi nhìn qua, chữ kiểu này trông giống chữ Hán-Nôm, nhưng thực ra lại là chữ Quốc ngữ viết ngược.

Thư pháp có thể biến tấu khéo léo thành thư họa, khi một số bức thư pháp còn có hình ảnh minh họa, trong đó phần tranh có thể chiếm khoảng không gian lớn hơn phần chữ. Hoặc khi nhà thư pháp biến chữ thành tranh, tranh là hình ảnh của chữ. Cũng do chữ Quốc ngữ là chữ Latinh, nhiều người tận dụng thư pháp Chữ quốc ngữ để viết thư pháp cho tiếng nước ngoài như tiếng Anh.[4]

  • Tác phẩm trình diễn Thư pháp tại Văn Miếu năm 2006
  • Thế hệ trẻ Việt Nam với Thư Pháp. Hình từ THVN Lưu trữ 2019-09-25 tại Wayback Machine
  • Ông đồ Việt đang viết thư pháp chữ Hán và chữ Nôm
  • Thư pháp
  • Một câu đối Tết viết theo lối thư pháp, tại Đường hoa Nguyễn Huệ 2009
  • Thư pháp chữ Quốc ngữ
  • Thư pháp chữ Quốc ngữ